Tết vừa rồi về làm lễ đưa bố qua nhà thờ dòng họ, mới đó thôi mà..... Vào SG chưa được 20 ngày thì O (cô) gọi điện, Ông nội yếu lắm, ông muốn mình bốc mộ bố vào nghĩa trang. Lại lập cập về quê, phong tục ở quê nghiêm lắm, nếu có 1 người mất thì cả một phái của dòng họ đó không được động chạm đến đất cát mồ mã 3 năm sau đó, chính vì thế mà có người hơn 15 năm rồi mà vẫn chưa đủ điều kiện bốc mộ. Lần này, tất cả anh em trong nhánh đồng tâm gấp rút quy tập mộ và làm lại nghĩa trang lần 2, phần âm có yên thì dương mới vượng... công việc được tiến hành vào lúc 1h đêm tại nghĩa trang của xóm.
Thời tiết mưa phùn, đường lầy lội, tất cả đều phải mang ủng. Hình này chụp lúc nữa đêm tại nghĩa trang, có cái ánh sáng tròn tròn phía sau lưng mình, theo nhà ngoại cảm thì đó là linh hồn người đã mất, hướng đó không bao giờ có ánh đèn.
Không những cát, mà tất cả vật liệu xây dựng đều phải khiêng từ ngoài vào nghĩa trang, đường lầy lội kinh khủng, trơn như mỡ, thời tiết lúc đó dưới 10oC tất cả đều phải đi ủng và mặc thật nhiều áo.
Hai Bô lão Dượng Châu và Bác Chung
Làm 1h đêm đến tận sáng, con cháu trai tráng đi mần ăn xa hết, chỉ còn lại các chú các bô lão ở nhà, rất may là anh em đến giúp đỡ rất đông, đêm ấy ước chừng hơn 50 người cùng làm một công việc đồ sộ.
Và đấy, tất cả nguyên vật liệu chuyển vào nghĩa trang phải khiêng như thế này. Trước cổng nghĩa trang là bức bình phong làm sát bờ. Chỉ để đủ khoảng rộng cho 1 người đi, mục đích chính là không cho trâu bò vào và bây giờ làm khổ nhau thế đây.
He he, Hai anh em con bố Vinh - Tích cực nhứt nhứt, làm từ khuya đến sáng mà không nghĩ, mình cũng chả tốt lành gì, vừa làm vừa cầu mong cho tổ tiên phù hộ cho con mau giàu.
Đấy, Khổ, 3 người khiêng không nổi.
"Thượng Hạ Nhất Tâm" - Đoàn kết he he
Của nợ của O mình, may mà đậu tốt nghiệp, chả biết hôm nào nó vào.
Của nợ của mình đây, rõ hãm, chưa thi đã phán 1 câu "năm nay em lại trượt rồi". OK, trượt thì đi mần công nhân, đéll phải nghĩ thêm... he he. Nói thế chứ lo phết, ngu lắm con ạ.
Chú Tám, ôi Tướng nhà mình đây. Chú là người giúp đỡ nhiều lắm. Đôi khi nghĩ lại thấy anh em nội ngoại mình thật đoàn kết, sướng lắm.
Đấy, của nợ này mình mặc gì nó cũng thích, đổi cho bằng được mua đồ về đéll được mặc. Nó lấy đồ mình còn mình mặc đồ của nó..
Chú Tám và 2 của nợ bên mộ bố.
Dượng Châu và 2 của nợ. Ôi, con cháu định cư miền Nam gần hết ở nhà chuyện nhà, chuyện họ, chuyện Ông, một tay Dượng lo hết...
Anh Khoa bên mộ bác Kham
Thôi chết rồi, quên mất bà này rồi, hic, ở quê cứ gọi tên các cố theo tên con cháu, nên tên thật không có nhớ.
80% công việc đã xong, chỉ còn lát nền nữa
Còn đây là bà nội
Bác Kham
Cố Quán
Bố Đây
Và .... một ông trùng tên với mình, giờ thì phải gọi là Quân nhé. Mình quên mất vụ phổ biến tên mới, không thể xài tên cũ mãi được, có ngày ông quật chết.
Bà Lưu
Hai của nợ
Ra Về
Sữa lại mộ cho Ông Hùng, Anh của ông nội mình, Tội nghiệp Bác Dũng, Ô Hùng sinh được 4 người con mà giờ này chỉ có Bác Dũng một tay lo liệu.
Trên mộ cũng có một bóng sáng tròn, hôm đó lạnh lắm, trời làm gì có nắng. Lại đi hỏi nhà Ngoại Cảm he he
Chả biết các cố nhìn mặt thằng này có thấy hãm tài không
Chú Bảy - Anh của chú Tám, Bà Hiền sinh đến 10 người con đến chú bảy là không biết đặt tên gì, he he còn chú chín và cô mười nữa
Mình bên bố
Của nợ bên bố
Của nợ của bố bên bố
Nghi ngút hương
Trưởng nhánh trong họ tộc là đây - Bác Hàm, nhiều lúc nhầm gọi là Bác Kham (đã mất), bác mà nghe được thì bỏ mẹ
Đấy, nó cứ mặc áo mình
Đói quá chôm đồ của cô
Make up
Cu tè chưa, đường cực kì lầy lội. Ôi, quê nghèo, nhưng tình người luôn ấm áp...
Khánh thành lăng sau 7 ngày thì ông mất...... chẳng biết nói thế nào nữa, chính ông là người thúc dục mọi người xây lại nghĩa trang.
Đầu năm lo chuyện âm, cuối năm chắc lo chuyện dương..... cả nhà ai cũng hỏi khi nào cưới vợ, mình trả lời khảng khái lắm "khi nào có nhà SG khi đó mới có vợ" ==>> hố hố hố khi nào nhỉ.
Ở làng quê nghèo xứ nghệ này, ai nấy đều tất bật lo toan cái ăn cái mặc, gom góp từng đồng để dành lo cho con cái ăn học, dư giả chút ít sẽ xây nhà, sửa lối. Đất đai khô cằn, thời tiết khắc nghiệt, thế hệ mới lớn đều ra đi nhiều nơi khác thuận lợi hơn cho cuộc sống, chỉ còn lại các ông bà già bám đất bám làng... thương lắm mảnh đất nghèo, thương lắm những con người nghĩa tình.