Chủ Nhật, 6 tháng 11, 2011

Mua bán nợ nghĩa là thế nào?

Hôm nay dỡ chứng thấy ngân hàng Vietcombank thông báo BÁN NỢ
Tò mò tìm hiểu về việc "MUA - BÁN NỢ" thấy cũng hay hay, tương lên Blog cho bạn bè nào có nhu cầu tham khảo thêm.

Để xử lý các khoản nợ và tài sản tồn đọng, góp phần lành mạnh hóa tình hình tài chính doanh nghiệp, thúc đẩy quá trình sắp xếp và chuyển đổi doanh nghiệp nhà nước,Thủ tướng Chính phủ đã ký quyết định thành lập Công ty Mua bán nợ và tài sản tồn đọng của doanh nghiệp (DATC)(năm 2003).Tuy nhiên cho đến nay, nhiều người dân cũng như nhiều doanh nghiệp vẫn còn xa lạ với “mua – bán nợ” và chưa hiểu hết lợi ích và phương thức hoạt động của việc mua, bán nợ và tài sản tồn đọng.


Mua, bán nợ là gì?

-Mua, bán nợ là hoạt động kinh tế để trao đổi và chuyển giao phần tài sản, đặc biệt là các “khoản nợ phải thu” từ đối tượng này sang đối tượng khác. Thực chất, đó là việc chuyển nhượng lại “quyền thu hồi nợ” từ một “khoản nợ phải thu” của bên bán nợ (chủ nợ) đối với khách nợ sang cho bên mua nợ để bên mua nợ trở thành chủ nợ mới của bên khách nợ. Thông thường, để mua lại một khoản nợ, theo quy trình, công ty mua bán nợ sẽ mua khoản nợ (có thế chấp) sau đó xử lý tài sản đó thông qua định giá và bán đấu giá công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng. Trong trường hợp công ty mua bán nợ này bán những tài sản này ra ngoài thị trường cao hơn khoản nợ thì số tiền chênh lệch sẽ được hoàn lại cho doanh nghiệp (bên nợ). Trường hợp doanh nghiệp không có tài sản thế chấp thì phương thức mua, bán sẽ được công ty mua nợ tính toán kỹ hơn, nhằm dự phòng những phương án rủi ro. Các cách xử lý có thể tiến hành như đòi, giãn nợ hoặc cũng có thể chuyển nợ thành vốn góp. Ngoài ra nếu doanh nghiệp có phương án làm ăn hiệu quả nhưng vì thiếu vốn công ty mua bán nợ sẽ đầu tư vào đơn vị đó để họ tiếp tục phát triển sản xuất kinh doanh, sau đó sẽ thu hồi nợ. Như vậy, doanh nghiệp nợ sẽ có nhiều lợi ích, mà tài sản Nhà nước thì không bị chảy ra ngoài.



Thông qua hoạt động mua, bán nợ giúp các doanh nghiệp giải phóng được lượng “vốn chết” trở lại thành vốn hoạt động, làm trong sạch tình hình tài chính để cổ phần hóa, tăng giá trị doanh nghiệp và nâng cao sức cạnh tranh để phát triển. Nhiệm vụ chính của Công ty là mua các khoản nợ và tài sản tồn đọng của các doanh nghiệp (kể cả quyền sử dụng đất) để bảo đảm cho các khoản nợ bằng các hình thức: Thỏa thuận trực tiếp, đấu giá hoặc theo chỉ định của các cấp có thẩm quyền. Theo quy định, những tài sản nợ đọng được bán dưới 3 hình thức: Công ty tự bán công khai; bán qua trung tâm bán đấu giá và bán cho công ty mua, bán nợ của Nhà nước.
- khó khăn:
-Mặc dù việc mua bán nợ và tài sản tồn đọng đem lại rất nhiều lợi ích cho cả doanh nghiệp và chủ nợ nhưng đến nay hoạt động này vẫn chưa thực sự được doanh nghiệp quan tâm và tiếp cận,chưa kể đến 1 bộ phận chưa bít đến.nguyên nhân là do các doanh nghiệp e ngại thông qua việc mua, bán nợ, các thông tin tài chính của doanh nghiệp sẽ được công bố rộng rãi và điều này sẽ ảnh hưởng không tốt cho công việc kinh doanh của doanh nghiệp,đặc biệt doanh nghiệp là khách nợ, sẽ bị các đối tác cắt bỏ các hợp đồng....